Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
91287

CHUYỂN ĐỔI SỐ MÔ HÌNH "3 KHÔNG"

Ngày 10/11/2023 17:12:28

CHUYỂN ĐỔI SỐ MÔ HÌNH "3 KHÔNG"

Chuyển đổi số mô hình "3 không" tại tỉnh Thanh Hóa

Triển khai chuyển đổi số (CĐS) thí điểm mô hình "3 không" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm: không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công (DVC), không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.

Theo Kế hoạch triển khai CĐS thí điểm theo mô hình “3 không” của Sở TT&TT Thanh Hoá, mô hình được triển khai thí điểm từ 1/6 - 30/7/2023 tại 5 xã, phường gồm: phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa; xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương; xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân; xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa và xã Nga Liên, huyện Nga Sơn.

Theo các kết quả về các chỉ tiêu thí điểm, 4 chỉ tiêu đối với chính quyền, 6 chỉ tiêu đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp (DN) đều đạt và vượt chỉ tiêu. Nhiều chỉ tiêu đạt tỷ lệ 100%.

4 tiêu chí đối với chính quyền, gồm: (1) Lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn cấp xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; (2) Lãnh đạo, cán bộ, công chức được cấp chứng thư số; (3) Văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định); (4) Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến.

6 tiêu chí đối với người dân, tổ chức, DN, gồm: (1) Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh (smartphone); (2) Tỷ lệ người dân được cấp tài khoản định danh điện tử; (3) Tỷ lệ người dân có chữ ký điện tử cá nhân; (4) Tỷ lệ người dân có chữ ký điện tử cá nhân; (5) Tỷ lệ người dân được thông tin, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo kỹ năng số cơ bản, được hướng dẫn sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến (DVCTT); (6) Tỷ lệ người dân/DN sử dụng nền tảng số trao đổi thông tin với các cơ quan chính quyền.

Người dân tại các phường, xã thí điểm "3 không" được hỗ trợ cài đặt, hướng dẫn sử dụng ứng dụng (App) số.

Thành lập tổ công tác “3 không” do Chủ tịch phường làm tổ trưởng

Để thực hiện thí điểm mô hình, phường Điện Biên đã thành lập Tổ công tác thực hiện mô hình “3 không” do Chủ tịch UBND phường làm tổ trưởng, kèm theo phân công nhiệm vụ Tổ công tác phụ trách các tổ dân phố, các Phó chủ tịch được phân công chỉ đạo chủ động triển khai thực hiện theo lịch thời gian, đôn đốc, kiểm soát số lượng thành viên tham gia trong tổ, phân công, chia nhóm thực hiện đảm bảo thời gian linh hoạt, hiệu quả, đúng tiến độ.

Theo số liệu của phường Điện Biên, sau thời gian thí điểm, mô hình đã đạt được một số kết quả. Tổ công tác thực hiện mô hình “3 không” trên địa bàn phường đồng loạt đi đến từng nhà hướng dẫn cài đặt các ứng dụng (app) phục vụ mô hình “3 không”, trong đó ít nhất một thành viên trong hộ gia đình được hướng dẫn.

Tổ hướng dẫn sử dụng tài khoản định danh điện tử VneID đã có để truy cập vào Cổng DVC quốc gia và thực hiện các DVCTT. Giải pháp cho việc này là tăng cường huy động tối đa lực lượng bao

CHUYỂN ĐỔI SỐ MÔ HÌNH "3 KHÔNG"

Đăng lúc: 10/11/2023 17:12:28 (GMT+7)

CHUYỂN ĐỔI SỐ MÔ HÌNH "3 KHÔNG"

Chuyển đổi số mô hình "3 không" tại tỉnh Thanh Hóa

Triển khai chuyển đổi số (CĐS) thí điểm mô hình "3 không" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm: không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công (DVC), không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.

Theo Kế hoạch triển khai CĐS thí điểm theo mô hình “3 không” của Sở TT&TT Thanh Hoá, mô hình được triển khai thí điểm từ 1/6 - 30/7/2023 tại 5 xã, phường gồm: phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa; xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương; xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân; xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa và xã Nga Liên, huyện Nga Sơn.

Theo các kết quả về các chỉ tiêu thí điểm, 4 chỉ tiêu đối với chính quyền, 6 chỉ tiêu đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp (DN) đều đạt và vượt chỉ tiêu. Nhiều chỉ tiêu đạt tỷ lệ 100%.

4 tiêu chí đối với chính quyền, gồm: (1) Lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn cấp xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; (2) Lãnh đạo, cán bộ, công chức được cấp chứng thư số; (3) Văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định); (4) Tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến.

6 tiêu chí đối với người dân, tổ chức, DN, gồm: (1) Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh (smartphone); (2) Tỷ lệ người dân được cấp tài khoản định danh điện tử; (3) Tỷ lệ người dân có chữ ký điện tử cá nhân; (4) Tỷ lệ người dân có chữ ký điện tử cá nhân; (5) Tỷ lệ người dân được thông tin, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo kỹ năng số cơ bản, được hướng dẫn sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến (DVCTT); (6) Tỷ lệ người dân/DN sử dụng nền tảng số trao đổi thông tin với các cơ quan chính quyền.

Người dân tại các phường, xã thí điểm "3 không" được hỗ trợ cài đặt, hướng dẫn sử dụng ứng dụng (App) số.

Thành lập tổ công tác “3 không” do Chủ tịch phường làm tổ trưởng

Để thực hiện thí điểm mô hình, phường Điện Biên đã thành lập Tổ công tác thực hiện mô hình “3 không” do Chủ tịch UBND phường làm tổ trưởng, kèm theo phân công nhiệm vụ Tổ công tác phụ trách các tổ dân phố, các Phó chủ tịch được phân công chỉ đạo chủ động triển khai thực hiện theo lịch thời gian, đôn đốc, kiểm soát số lượng thành viên tham gia trong tổ, phân công, chia nhóm thực hiện đảm bảo thời gian linh hoạt, hiệu quả, đúng tiến độ.

Theo số liệu của phường Điện Biên, sau thời gian thí điểm, mô hình đã đạt được một số kết quả. Tổ công tác thực hiện mô hình “3 không” trên địa bàn phường đồng loạt đi đến từng nhà hướng dẫn cài đặt các ứng dụng (app) phục vụ mô hình “3 không”, trong đó ít nhất một thành viên trong hộ gia đình được hướng dẫn.

Tổ hướng dẫn sử dụng tài khoản định danh điện tử VneID đã có để truy cập vào Cổng DVC quốc gia và thực hiện các DVCTT. Giải pháp cho việc này là tăng cường huy động tối đa lực lượng bao