Bài tuyên truyền
Hướng dẫn bảo đảm ATTP trong tổ chức việc hiếu, hỉ và mừng nhà mới
Hiện nay đang là mùa cưới và an toàn thực phẩm là vấn đề mà không chỉ gia chủ mà khách được mời dự đám cưới cũng rất quan tâm. Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong đám hiếu, hỉ nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, chủ động ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm nhằmgóp phần bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
UBND xã Quảng Đạithông báo đến toàn thể bà con nhân dân, những hộ gia đình chuẩn bị có bữa cỗ (đám hiếu, hỉ tập trung đông người (trên 30 người) thực hiện tốt nhưng nội dung sau:
1. Đối với gia đình tổ chức bữa cỗ đông người, đám hiếu, hỉ:
-Thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với UBND xã(Những hộ gia đình có đám hiếu, hỉ bữa cỗ tập trung đông người trên 30 người liên hệ với trưởng thôn để khai báo và ký cam kết).
-Tổng dọn Vệ sinh môi trường:
Trước khi tổ chức ít nhất 02 ngày cần làm tổng vệ sinh diệt các côn trùng gây bệnh như: ruồi, nhặng xung quanh khu vực chế biến thực phẩm và nơi dọn cỗ. Nơi sơ chế, chế biến thực phẩm và nơi đặt để thức ăn chín phải phân khu rõ ràng. Thực phẩm chưa chế biến và thực phẩm đã chế biến phải để riêng biệt. Nơi chế biến thức ăn hoặc nơi bảo quản thức ăn phải bảo đảm điều kiện về diện tích, không bị ảnh hưởng bởi nguồn gây ô nhiễm. Thức ăn và thực phẩm chế biến xong phải được bảo quản trong phòng kín hoặc có thiết bị che chắn đồng thời phải thực hiện giám sát quá trình cung ứng nguồn thực phẩm, quá trình sơ chế biến của cơ sở đến khi lên bàn ăn.
Trong trường hợp thuê, khoán dịch vụ nấu ăn cho bữa cỗ gia đình phải ký hợp đồng với nơi nấu đám cỗ có uy tín và được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong cung cấp suất ăn sẵn; Thường xuyên giám sát quá trình sơ chế, chế biến, vận chuyển thực phẩm của nơi nấu đám cỗ.
2. Đối với cơ sở nấu đám cỗ
Người trực tiếp phục vụ chế biến thực phẩm phải khỏe mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm và các bệnh ngoài da, có kiến thức về an toàn thực phẩm và thực hành tốt trong quá trình chế biến thực phẩm. Chọn khu chế biến, phục vụ ăn uống phải cao ráo, thoáng mát, có mái che mưa nắng, cách xa chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh. Các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp cho từng loại thực phẩm. Có đủ nước sạch trong quá trình sơ chế biến, phục vụ ăn uống. Có đầy đủ trang thiết bị dụng cụ chế biến, nấu nướng và phải đảm bảo an toàn không ảnh hưởng chất lượng thực phẩm khi chế biến, bảo quản. Có phương tiện chuyên dụng để vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Các món ăn tại bữa cỗ đều phải được nấu chín, thức ăn từ khi chế biến xong đến khi ăn không quá 2 giờ. Phải thực hiện tốt chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định.
3. Đối với khách tham dự bữa cỗ:
Không ăn những thực phẩm có biểu hiện nghi ngờ không an toàn (mùi ôi, mùi lạ, màu sắc khác thường). Tuyệt đối không ăn những món ăn sống, còn tái. Khi có biểu hiện ngộ độc thức ăn cần đến ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời. Giám sát, phát hiện và tố giác những trường hợp vi phạm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
4. Các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan:
- UBND xã cần tăng cương tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm; thực hành tốt việc lựa chọn, bảo quản, chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn; thực hành tốt việc ăn chín, uống chín và giữ vệ sinh cá nhân, bảo đảm ATTP trong tổ chức các bữa cỗ tại hộ gia đình để phòng tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra.
- Tổ giám sát cộng đồng thôn về ATTP: Tuyên truyền trên hệ thống loa đài của thôn để nhân dân được biết, đến khai báo với Thôn trưởng và ký cam kết với UBND xã. Giao trách nhiệm cho Tổ giám sát cộng đồng thôn nắm bắt thông tin những hộ gia đình tổ chức bữa cỗ đông người, đám hiếu, hỉ thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh ATTP.
Bảo đảm ATTP trong đám hiếu, hỷ thực chất là bảo đảm ATTP tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống phục vụ đám hiếu, hỷ, bảo đảm ATTP tại các bữa tiệc ăn uống trong các đám hiếu, hỷ. Đây là công việc phức tạp, khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực tham gia không chỉ của các ngành chức năng mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của gia chủ, cơ sở cung cấp nguyên liệu, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và của cả những người tham gia trong đám hiếu, đám hỷ.
Nguyên tắc bảo đảm ATTP trong đám hiếu, đám hỷ:
1.Bảo đảm ATTP là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức đám hiếu, hỷ.
2. Cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, đám hỷ là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, hỷ phải cam kết, chịu trách nhiệm về ATTP do mình chế biến.
3. Bảo đảm ATTP trong tổ chức đám hiếu, hỷ dựa trên những quy định hiện hành về bảo đảm ATTP đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống.
4. Các biện pháp bảo đảm ATTP trong tổ chức đám hiếu, hỷ phải được thực hiện trong suốt quá trình chế biến, bảo quản và ăn uống.
Cung cấp dịch vụ ăn uống, tổ chức các bữa tiệc ăn uống trong đám hiếu, hỷ có thể dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng các nội dung thống nhất kiểm soatsbaor đảm ATTP trong đám hiếu, hỷ là:
1. Kiểm soát điều kiện ATTP trong quá trình chế biến, bảo quản thức ăn: Các nhóm điều kiện cần phải bảo đảm là: điều kiện về địa điểm cơ sở, điều kiện về dụng cụ thiết bị và điều kiện về con người.
2. Kiểm soát nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu: Kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu chế biến thức ăn; ATTP của nguyên liệu;
3. Kiểm soát khâu chế biến, nấu nướng thức ăn: Chú ý quy trình chế biến, nấu nướng, bảo quản thức ăn để tránh bị ô nhiễm chéo; thực hiện các quy trình thanh trùng, tiệt trùng thức ăn.
4. Kiểm soát chặt chẽ khâu bảo quản thực phẩm, bảo quản thức ăn.
Chú ý điều kiện bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chế biến sơ bộ, thức ăn sau chế biến, thời gian bảo quản thực phẩm, thức ăn để bảo đảm không bị ô nhiễm thứ cấp.
5. Kiểm soát ATTP khâu vận chuyển (nếu thức ăn phải vận chuyển từ nơi khácđến khu vực ăn uống của người tham gia)
Chú ý điều kiện bảo quản thực phẩm của phương tiện vận chuyển; thời gian vận chuyển thực phẩm từ lúc nấu xong đến lúc ăn uống.
6. Kiểm soát điều kiện ATTP khu vực nhà ăn uống: phải đảm bảo đủ điều kiện ATTP (điều kiện ăn uống, phòng chống côn trùng; bàn ghế, dụng cụ chứa thức ăn…); nước sạch, rửa tay…
7. Phòng chống ô nhiễm thực phẩm thứ cấp
Chú ý ở khâu chế biến, bảo quản do thực hành vệ sinh của người tham gia chế biến và trang thiết bị chế biến, bảo quản thức ăn.
8. Kiểm soát nhiệt độ bảo quản nguyên liệu và thực phẩm đã qua chế biến.
Chú ý kiểm soát nguyên liệu thô; các loại thực phẩm không cần nấu chín kỹ; các loại thực phẩm ăn ngay sau khi chế biến phải được lưu giữ trong buồng riêng của thiết bị làm lạnh, với nhiệt độ phù hợp. Bộ phận Văn hóa xã